Đừng để mắc bệnh rồi mới chữa trị?

     Đặc tính này hình như đã ăn vào gen di truyền của chúng ta. Không phải đối với sức khỏe, con người cũng thường làm như vậy với lịch sử (nhìn thái độ hối lỗi của Nhật Bản sau thế chiến II là thấy rõ), với tình bạn, với tình cảm, tự do và chữ tín…Có người vì một phút sung sướng mà đau khổ suốt đời. Đó là những biểu hiện phi lí tính của nhân loại. Tổn thất lớn nhất của nhân loại và cũng là nhân tố cản trở văn minh nhân loại phát triển, đó là những trí tuệ mà chúng ta phải trải qua. Những thử nghiệm đau đớn mới có được lại thường mất đi cùng với người tìm ra nó.
Vì khi những người có những kiến thức này trước khi mất đi thường viết lại cho đời sau, nhưng hậu duệ lại không lĩnh hội hết được kinh nghiệm thiết thực này, và cũng vì lý do đó nó không thể trở thành những kiến thức của bản thân thế hệ đi sau. Giống như việc bạn học đi xe đạp, trước khi học bạn đọc một cuốn sách hướng dẫn thậm chí bạn đã đọc thuộc lòng nó rồi nhưng lần đầu tiên cưỡi lên xe đạp chắc chắn bạn sẽ vẫn bị ngã như thường.
 
Đừng để mắc bệnh rồi mới chữa trị?
 
     Vì nhiều kiến thức tự bản thân phải trải qua mới có thể lĩnh hội được. Việc quản lý sức khỏe cũng như vậy, những bài học đau xót của người khác khó mà có thể trở thành những bài học bản thân cho những người khác. May mắn là giờ đây nhiều người qua các phương tiện truyền thông đại chúng đã nhận thức được rằng việc chữa bệnh không thể tốt bằng việc theo dõi chặt chẽ sức khỏe hàng ngày để giảm tối thiểu việc nhiễm bệnh. Người Trung Quốc có câu “bệnh đến như núi đổ, bệnh ra như kéo tơ”. Ý nghĩa của câu đó là không chú trọng phòng bệnh, ỷ vào sức khỏe mà làm việc quá và ăn chơi vô độ, thì bệnh tật sẽ vào người lúc nào mà bạn không hề hay biết, không mất mạng thì cũng làm bạn tổn hao nguyên khí. Mà khi bạn muốn trị khỏi bệnh không hề dễ dàng, quá trình rất lâu dài, thậm chí có bệnh để lại di chứng suốt đời (như bệnh viêm gan C). Giống như xây dựng thành phố của chúng ta, xây thì lâu chứ phá thì chỉ trong vài giây là xong. Chi phí phòng bệnh rẻ hơn nhiều so với chữa bệnh, chữa chạy tốn kém mà chưa chắc đã cứu vãn được tình thế. Nếu ngày ngày chú ý phòng bệnh, có thể chỉ cần vài đồng cho mỗi ngày, thậm chí chỉ là một chút thời gian, một chút nhẫn nại và biết từ bỏ một chút ham muốn.
 
Đừng để mắc bệnh rồi mới chữa trị?
 
     Chúng tôi nhắc nhở mọi người là tri thức chính là sức mạnh. Chỉ cần bạn có ý thức giữ gìn, quan tâm đến sức khỏe của mình là có thể giúp cơ thể không rơi vào những tình trạng mà do vô thức mà bạn phải gắng chịu hậu quả. Không nên đợi đến khi bệnh đã phát mới đi khám và điều trị, mà nên sử dụng tri thức để trang bị cho mình thứ vũ khí chống lại bệnh tật.

Nguồn: Internet

Liên hệ tư vấn: 092.200.1616

Prev

Sử dụng nấm lim xanh như thế nào cho bệnh nhân mới mổ ung thư?